top of page

Bệnh đạo ôn - Cách phòng "căn bệnh của nhà giàu"


cach-phong-benh-dao-on
Bệnh đạo ôn ở lúa

Trao đổi nhiều với anh Sơn và một số bà con, chúng tôi thấy rằng bà con lo lắng nhiều về bệnh đạo ôn. Đa phần hiện tại cách trị bệnh là dùng thuốc đặc trị. Nhưng đó không phải là cách duy nhất, chúng ta nên có các biện pháp phòng bệnh đạo ôn, ngăn chặn bệnh ngay từ đầu.


cach phong benh dao on
Bệnh đạo ôn do nấm xâm nhập

Bệnh đạo ôn là do một số loại nấm gây ra, bệnh do nhiều nguyên nhân. Ngoài những tác nhân môi trường như khí hậu nóng ẩm- tạo điều kiện nấm phát triển, khô hạn làm cây hấp thu dinh dưỡng yếu, mật độ gieo trồng dày, giống lúa mang mầm bệnh. Thì một nguyên nhân do chính quá trình canh tác gây ra là bón dư đạm, bón phân không cân đối.


cach phong benh dao on
Bón quá nhiều phân đạm làm giảm hệ miễn dịch cây, tạo điều kiện đạo ôn phát triển

Khi bón dư đạm, dư phân hóa học cho cây, cây phải huy động nhiều cho việc giải độc đạm nên không còn khả năng tự bảo vệ mình (không hình thành được các tế bào có tác dụng như vách tường bảo vệ) nên làm cây yếu, dễ dàng bị nấm, vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra cây trồng dư đạm tạo môi trường sống thuận lợi cho nấm hại phát triển nhanh chóng và bùng phát thành dịch.


Khi bệnh đạo ôn xảy ra, bà con nên xem lại mình có đang dùng quá nhiều đạm cho cây hay không, ngày xưa thường rất ít có bệnh này xảy ra, vì thời xưa thiếu thốn, chỉ bón phân hữu cơ và phân chuồng cho cây, làm gì có nhiều đạm mà bón, thế nên ngày xưa cây thường bị thiếu dinh dưỡng, thiếu đạm nên hay mắc bệnh đốm nâu, đây là bệnh của nhà nghèo.



Có những mảnh đất cứ trồng cây xuống là chết, trồng xuống là thối rễ, không phải vì đất xấu mà là vì đất có quá nhiều dinh dưỡng trong đó nhưng cây không lấy được. Môi trường đất có quá nhiều dinh dưỡng như đạm nhưng đất lại không thông thoáng, làm rễ không thở được, nên cứ trồng cây vào là cây sẽ bị thối nhũng rễ và chết dần.


Bà con cứ thấy cây không xanh tốt thì cứ bón thêm đạm, thêm phân, nhưng có ai biết đâu nó đã có rất nhiều rồi bên dưới mà cây không lấy lên được để nuôi thân, nuôi lá.


cach phong benh dao on
Bà con nên phòng bệnh ngay từ đầu, cây phát triển, năng suất cao và giảm chi phí cho thuốc trị bệnh, công sức

Bà con nên phòng bệnh đạo ôn ngay từ đầu, tránh đến khi bệnh phát tán rồi mới trị. Nên cải tạo đất bằng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học, không những phòng bệnh đạo ôn mà con giúp cây phát triển, hấp thụ dinh dưỡng, năng suất cao. Trong phân hữu cơ và chế phẩm sinh học chứa mùn hữu cơ, keo đất, vi sinh vật. Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ khó phân hủy tạo nguồn dinh dưỡng dễ hấp thụ, cân bằng cơ giới đất, làm tơi xốp, đất thoáng khí từ đó rễ cây mới có thể phát triển và lấy được dinh dưỡng từ trong đất, khi đó cây sẽ phát triển xanh tốt và lớn nhanh vì nhờ điều kiện môi trường đất thích hợp.


cach phong benh dao on
Để phòng bệnh bà con cải tạo đất bằng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học

Để phòng các bệnh đốm nâu hay bệnh đạo ôn là bà con phải giải độc đất, cải tạo đất trước khi trồng. Cải tạo bằng cách bón phân hữu cơ, tưới chế phẩm sinh học, có thể rãi vôi trước đó 3 ngày nếu ph đất quá thấp, đồng thời rãi vôi cũng tăng thêm canxi cho đất. Phân hữu cơ làm môi trường cho vi sinh phát triển, chế phẩm sinh học là nguồn cung cấp sinh khối vi sinh cho đất, khi điều kiện thuận lợi, đất sẽ giàu vi sinh vật có lợi, đất sẽ tơi xốp và thông thoáng như đất mới.


cach phong benh dao on
Bà con hãy cải tạo đất, giúp đất khỏe để canh tác bền vững, năng suất cao

Nếu từ trước tới giờ bà con đã bón nhiều phân rồi mà cây vẫn không tốt hơn thì bây giờ không cần tiếp tục bón nữa, hãy thử làm điều chúng tôi đã chia sẻ, hãy cải tạo đất, hãy giúp đất khỏe, đất được thông thoáng, chỉ có như thế cây mới phát triển bộ rễ để lấy được dinh dưỡng từ trong đất, chúng ta hãy thử một vụ như thế để xem kết quả thế nào, bà con sẽ bất ngờ với những gì bà con đã làm được. Chúc bà con mùa bội thu – bán được giá.


TQCC

Xem thêm các bài viết liên quan






0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page